Cỏ lúa mì làm gì mà khiến cho những tiến sĩ khoa học trong ngành sức khỏe cũng như những người nổi tiếng phải sử dụng?

1. Cỏ lúa mì làm gì mà Lance Edward Armstrong (18/09/1971) đã sử dụng?
Nội dung chính
– Là cựu vận động viên đua xe đạp chuyên nghiệp người Mỹ từng thắng 07 lần liên tiếp giải Tour de France sau khi điều trị khỏi bệnh ung thư tinh hoàn. Ông còn là người sáng lập kiêm chủ tịch của Quỹ từ thiện Lance Armstrong – Ủng hộ cho các nghiên cứu cũng như giúp đỡ người mắc bệnh ung thư. Armstrong thi đấu lần cuối (và giúp đỡ thành lập) cho đội UCI Pro Team RadioShack.
– Tháng 10/1996, Armstrong bị chuẩn đoán là mắc bệnh ung thư tinh hoàn, một khối u đã lan đến phổi và não. Ông phải phẫu thuật tinh hoàn và não cũng như làm hóa trị, nhưng bác sĩ tiên đoán kết quả không mấy khả quan. Sau đó, Armstrong chuyển sang uống nước ép cỏ lúa mì non và đã sớm hồi phục. Ông trở lại đường đua và giành chiến thắng liên tục từ năm 1999 đến 2005, trở thành người duy nhất lên ngôi 7 lần, đánh bại kỷ lục 5 lần trước đó của một người khác.
2. Cỏ lúa mì làm gì mà Bill Clinton phải sử dụng?
– Cựu Tổng thống Hoa Kỳ, người từng rất yêu thích các món nướng BBQ, MacDonald’s và KFC, đã phải thay đổi chế độ ăn một cách triệt để nhằm chiến đấu với bệnh tim mạch. Nước ép cỏ lúa mì non có mặt hàng ngày trong thực đơn ăn chay của ông.
3. Cỏ lúa mì làm gì mà Backstreet Boys phải sử dụng?
– Backstreet Boys (BSB) là một nhóm nhạc nổi tiếng người Mỹ. Họ bắt đầu được biết đến từ album quốc tế đầu tay Backstreet Boys ra mắt năm 1996. Sau đó bước lên hàng siêu sao nhờ hai album Millennium (1999) và Black & Blue (2000). Các thành viên của nhóm luôn uống một ly nước ép cỏ lúa mì non trước khi lên sân khấu, vì họ cho biết nó làm tăng năng lượng và giúp họ biểu diễn tốt hơn.
4. Cỏ lúa mì làm gì mà Kate Moss phải sử dụng?
– Kate Moss là một siêu mẫu người Anh. Cô nổi tiếng với thân hình “Cò hương” và hình tượng “Heroin Chic” trong những năm 1990. Ngoài ra, mọi người còn biết đến Kate Moss nhờ đời sống riêng tư gây nhiều tranh cãi, các mối quan hệ tình ái, tiệc tùng và sử dụng ma túy. Để có một lối sống lành mạnh hơn, cô quyết định dùng nước ép cỏ lúa mì non. Kate Moss uống 2 lần mỗi ngày vào mỗi sáng và tối.
5. Cỏ lúa mì làm gì mà Elizabeth Hurley phải sử dụng?
– Elizabeth Hurley là một người mẫu và diễn viên người Anh, được biết đến với sự nghiệp làm mẫu lâu dài cho nước hoa Estée Lauder. Để giữ thân hình thon gọn, cô phải tuân theo một chế độ nghiêm ngặt gồm có tập Yoga và uống nước ép cỏ lúa mì non mỗi ngày.
Vậy cỏ lúa mì làm gì mà khiến những bác sĩ và tiến sĩ nổi tiếng ngày sức khỏe quan tâm đến:
- Trong thập niên 1920 Bác Sĩ Edmond Bordeaux Szekely đã cho xuất bản một quyển sách có tựa đề “Essence Book IV”. Với nội dung là tất cả các loại cỏ đều tốt cho cơ thể con người và đặc biệt loài cỏ lúa mì (wheatgrass) là một thực phẩm tuyệt hảo.
- Tới những năm 1930 tiến sĩ Charles Schnabel (chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng, đồng thời là nhà hóa học nông nghiệp). Ông được mệnh danh là “Father of Wheatgrass” (cha đẻ của Cỏ lúa mì) đã kế thừa và tiến hành nghiên cứu, công bố những lợi ích mà loại cỏ lúa mì đem lại cho con người, kể từ đó tới nay cỏ lúa mì đã xuất hiện trên toàn thế giới.
- Đến năm 1940. ông Charles Kettering, cựu Chủ Tịch công ty General Motors, đã tặng một ngân khoản cho chương trình nghiên cứu chlorophyll, một chất dinh dưỡng chính tìm thấy trong cỏ lúa mì. Các khoa học gia của công trình nghiên cứu đã khám phá ra một điều quan trọng là chất chlorophyll trong Cỏ lúa mì đem lại những dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sức khỏe con người.
- Tiến Sĩ Ann Wigmore người sáng lập ra Viện y tế Hippocrates Health Institute – Hoa Kỳ, đã phát động phong trào sử dụng cỏ lúa mì trồng trong nhà và vắt lấy nước cốt để uống vào thập niên 1970. Từ đó đến nay rất nhiều công ty, tập đoàn gia dụng đã nghiên cứu chuyên sâu và sản xuất kinh doanh về công cụ gieo trồng, chế biến Cỏ lúa mì làm nước ép, thực phẩm tại nhà.
Cỏ lúa mì làm gì mà khiến nhiều người yêu thích đến vậy. Nhiều lợi ích và dễ sử dụng, các bạn có thể tham khảo thêm “Thành phần dinh dưỡng của cỏ lúa mì” và bài viết “Lịch sử phát triển của cỏ lúa mì“