Chất diệp lục có tác dụng gì? Sức mạnh chữa lành của chất diệp lục. Nhiều người thích mặt trời. Chúng ta đều cảm thấy dễ chịu và trông khỏe mạnh hơn nếu thường xuyên dành thời gian dưới ánh mặt trời. Chúng ta tìm cách tiếp nhận được càng nhiều ánh nắng càng tốt. Những bộ đồ phơi được giản lược tối đa để cơ thể chúng ta có thể tắm táp trong ánh mặt trời quý giá. Tuy nhiên, không nhiều người biết đến dạng hóa lỏng của ánh nắng mặt trời là chất diệp lục.
SỨC MẠNH CHỮA LÀNH CỦA CHẤT DIỆP LỤC – CHẤT DIỆP LỤC CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Khoảnh khắc chúng ta chú ý kỹ lưỡng đến bất kể thứ gì, dù là một cọng cỏ, tự thân nó sẽ trở thành cả một thế giới bí ẩn, tuyệt vời, kỳ diệu khó diễn tả – Henry Miller –
Càng sống tôi lại càng thán phục thiên nhiên. Khi đi bộ vào buổi sáng, nếu tôi tình cờ bắt gặp một con hươu, sóc hoặc bất kỳ sinh vật nào khác, tôi sẽ đứng yên và chăm chú quan sát chúng, như thể không còn điều gì khác quan trọng hơn. Tôi cảm nhận được một điều huyền bí lớn lao trong các con vật, hoa lá, cây cối và nhất là trong mặt trời. Khi nhìn lên mặt trời, tôi cảm kích rằng ánh nắng là miễn phí và được chia đều cho tất cả mọi người.
Nhiều người thích mặt trời. Chúng ta đều cảm thấy dễ chịu và trông khỏe mạnh hơn nếu thường xuyên dành thời gian dưới ánh mặt trời. Chúng ta tìm cách tiếp nhận được càng nhiều ánh nắng càng tốt. Những bộ đồ phơi được giản lược tối đa để cơ thể chúng ta có thể tắm táp trong ánh mặt trời quý giá. Tuy nhiên, không nhiều người biết đến dạng hóa lỏng của ánh nắng mặt trời là chất diệp lục.
Chất diệp lục cũng quan trọng như ánh mặt trời! Không sự sống nào tồn tại được nếu không có ánh nắng. Và cũng không sự sống nào tồn tại được nếu không có chất diệp lục. Chất diệp lục là năng lượng của mặt trời được hóa lỏng. Tiêu thụ nhiều chất diệp lục nhất có thể cũng giống như tắm nắng cho các cơ quan nội tạng. Các phân tử diệp lục cũng giống như các phân tử heme trong máu người. Chất diệp lục chăm sóc cho cơ thể chúng ta như một người mẹ chu đáo và đầy tình thương. Nó chữa lành và thanh lọc toàn bộ nội tạng của chúng ta, thậm chí có thể tiêu diệt nhiều kẻ thù bên trong cơ thể, như các loại vi khuẩn gây bệnh, nấm, tế bào ung thư.
Để có được sức khỏe tối ưu, chúng ta cần có 80 – 85 % các loại vi khuẩn “tốt” trong đường ruột. Các loại vi khuẩn thân thiện sản xuất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bao gồm vitamin K, các loại vitamin B, nhiều loại enzyme hữu ích và các chất thiết yếu khác. Các vi khuẩn “tốt”, hoặc ưa khí, phát triển mạnh trong môi trường oxy và cần oxy để tiếp tục tăng trưởng và tồn tại. Do đó, nếu chúng ta không có đủ oxy trong tế bào cơ thể thì các vi khuẩn “xấu” sẽ chiếm lĩnh và bắt đầu phát triển mạnh mẽ, gây ra vô số nhiễm trùng và bệnh tật. Những vi khuẩn gây bệnh này kỵ khí và không thể chịu được oxy thuộc thể khí. Chú ý tới những lợi khuẩn đường ruột là điều tối quan trọng. Vi khuẩn “tốt” có thể dễ dàng bị phá hủy do rất nhiều yếu tố, bao gồm kháng sinh, chế độ ăn nghèo nàn, ăn quá độ hoặc stress. Trong trường hợp này chúng ta có thể có tới 80 – 90 % vi khuẩn xấu trong cơ thể mình với đầy những chất thải axit độc hại. Tôi cho rằng thế thống trị của vi khuẩn kỵ khí trong đường ruột của chúng ta chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra mọi loại bệnh tật.
Từ thời cổ đại, chất diệp lục đã được xem là có tính chữa lành thần diệu. Chất diệp lục chứa một lượng lớn oxy, thế nên đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các loại vi khuẩn ưa khí. Bởi vậy, chúng ta càng tiêu thụ nhiều chất diệp lục, các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột càng phát triển nhiều thuận lợi và sức khỏe tổng thể của chúng ta cũng tốt hơn. Xét đến thực tế rằng rau ăn lá là một nguồn cung cấp dồi dào chất diệp lục, thật khó để tìm ra cách tiêu thụ chất diệp lục nào hiệu quả hơn uống sinh tố rau ăn lá.
Chất diệp lục đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa và điều trị chứng xơ cứng động mạch và nhiều dạng ung thư. Hàng loạt nghiên cứu chỉ ra rằng hiếm có loại bệnh tật nào không thể chữa trị được bằng chất diệp lục. Nếu muốn trình bày toàn bộ các đặc tính trị liệu của chất diệp lục, tôi sẽ phải viết hẳn một cuốn sách khác. Vì thế, tôi chỉ liệt kê một vài đặc tính trong số đó.
Chất diệp lục có tác dụng gì?
- Xây dựng một lượng lớn các tế bào hồng cầu
- Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
- cung cấp sắt cho các cơ quan
- tăng tính kiềm cho cơ thể
- trung hòa các độc tố ăn vào
- cải thiện tình trạng thiếu máu
- làm sạch và khử mùi các mô ruột
- giúp lọc can
- cải thiện bệnh viêm gan
- điều hòa kinh nguyệt
- cải thiện tình trạng máu khó đông
- tăng cường sản lượng sữa mẹ
- giúp giảm nhanh các cơn đau nhức
- loại bỏ mùi cơ thể
- ngăn ngừa vi khuẩn trong vết thương
- Làm sạch răng và lợi trong bệnh chảy mũ lợi
- loại bỏ mùi hôi hơi thở
- xoa dịu các cơn đau họng
- làm nước xúc miệng rất tốt cho người vừa phẫu thuật miệng
- giảm triệu chứng viêm amidan
- làm dịu các mô loét
- làm dịu cơn đau do bệnh trĩ
- hỗ trợ các tình trạng viêm nhiễm
- tái tạo hệ mạch máu ở chân
- cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch
- giảm các cơn đau gây ra cho chứng viêm
- cải thiện thị giác
Chất diệp lục có tác dụng gì?
Mục tiêu quan trọng nhất của mọi dạng sống trên hành tinh chúng ta là duy trì sự sống. Loài người chúng ta cần làm gì để sinh tồn? Bên cạnh không khí và nước, điều cần thiết nhất là thức ăn. Chúng ta tiếp nhận thức ăn từ các loài thực vật và động vật. Thực vật thì lấy thức ăn của chúng từ đâu? Thực vật tiếp nhận thức ăn từ đất và trực tiếp từ mặt trời. Chỉ có thực vật “biết” làm thế nào để chuyển hóa ánh nắng mặt trời thành carbohydrate. Thực vật dùng carbohydrate này cho nhiều chức năng khác nhau.
Một lượng đường sẽ được chuyển tới các loại quả để thu hút động vật, chim chóc, con người và những loài sinh vật khác nhằm hỗ trợ phát tán hạt giống của chúng. Một phần lớn lượng đường được sản xuất từ chất diệp lục này sẽ được chuyển hóa vào dễ cây. Như bạn biết, các loại rễ cây có vị ngọt, ví dụ như: cà rốt, củ cải đỏ, khoai môn, khoai tây và củ cải thường. Có vô số các loại nấm, vi sinh vật, a-míp, vi trùng, vi khuẩn và các loại vi sinh vật khác nhau có đời sống phụ thuộc vào lượng đường của rễ cây. Đồng thời, thực vật con dùng carbohydrate để tạo thành nhánh, rễ và vỏ cây mới, quan trọng nhất là tạo thành nhiều lá mới vì lá có thể tạo ra thêm nhiều carbohydrate. Đây là lý do vì sao lá cây luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn phần còn lại của cây. Vì cây xanh luôn cố gắng tăng khả năng hấp thụ chất diệp lục nên chúng không ngừng duy trì sự tăng trưởng, và do đó chúng ta phải liên tục cắt tỉa các bụi cây và cắt cỏ quanh nhà mình, nếu không chúng sẽ tiếp tục phát triển mà không dừng lại cho tới khi chúng bao phủ toàn bộ không gian, không chừa một chỗ trống cho chúng ta.
Cuộc sống của thực vật phụ thuộc vào ánh mặt trời, và cuộc sống của chúng ta thì phụ thuộc vào chúng. Ngay cả khi ăn động vật, người ta cũng ăn chúng vì những lợi ích của các loại chất dinh dưỡng mà động vật nhận được trước đó thông qua việc tiêu thụ thực vật. Do đó, con người hầu như không bao giờ ăn động vật ăn thịt mà chỉ ăn động vật ăn cỏ. Giáo lý cổ đại của đạo Do Thái, đạo Hồi hoặc các tôn giáo khác đều cấm ăn thịt các loài động vật ăn thịt như sư tử, báo, cáo, đại bàng hay các loài chim ăn thịt như bồ nông. Ba tôi từng kể rằng trong suốt thời gian chiến tranh, khi những người họ hàng của bà quá đói và thử ăn thịt những loài động vật và chim ăn thịt này thì ai nấy đều đau ốm nặng. Đồng thời, không có loài sinh vật nào, kể cả sâu bọ hay các loài ăn thịt có thể sống sót nếu không tiêu thụ một ít rau ăn lá. Chúng ta đều thấy chó và mèo thỉnh thoảng ăn cỏ xanh.
Một cách tuyệt vời khác để hấp thụ diệp lục và dưỡng chất từ rau ăn lá là uống nước ép lúa mì non. Loại đồ uống giàu dưỡng chất này được tiến sĩ Ann Wigmore sáng tạo ra và ngày càng trở nên phổ biến. Nước ép lúa mì non chứa 70 % chất diệp lục và 92 loại khoáng chất trong số 102 khoáng chất có trong cơ thể người, ngoài ra còn có beta carotene, các loại vitamin B, vitamin C, E,H và K, 19 axit amin và các enzim có lợi. Toàn bộ các thành phần này khiến nước ép cỏ lúa mì nó là một thức uống bồi bổ sức khỏe phi thường.
Tuy nhiên, mật độ lớn các loại dưỡng chất khiến nước ép lúa mì non trở nên khó uống với nhiều người. Nhiều người muốn dùng loại nước này thường xuyên nhưng không thể làm được vì riêng mùi của nó cũng có thể gây ra cảm giác buồn nôn. Tôi cũng đã cố gắng nhiều lần để bắt đầu uống cỏ lúa mì non và không thể nuốt trôi dù thử nhiều cách khác nhau.
Sau khi đều đặn uống sinh tố rau ăn lá trong một năm, tôi được mời một ly nước lúa mì non và không ngờ là tôi lại thích nó. Giờ đây, lần đầu tiên trong đời, tôi có thể thoải mái uống nước ép của 100 đến 200 gam lúa mì non mỗi ngày. Tôi quá nhạc nhiên và vui mừng đến nỗi trong một thời gian tôi vẫn tiếp tục tới thăm hợp tác xã Ashland trong vùng để uống lúa mì non và trả 10 – 15 đô la một lần chỉ để uống loại nước này. Tôi nghe những cô gái làm việc tại quầy nói với nhau rằng họ chưa từng thấy ai uống được nhiều loại nước này một cách nhẹ nhàng đến thế, không ai trong số họ có thể uống được chút nước ép lúa mì non nào. Hiện nay, dù không uống mỗi ngày nhưng nếu có cơ hội, tôi luôn thưởng thức nó. Tôi nghĩ rằng việc cơ thể tôi đột ngột chấp nhận nước ép lúa mì non có liên quan đến chuyện nồng độ axít dạ dày của tôi được cải thiện.
THÀNH KÍNH TƯỞNG NIỆM BÁC SĨ Ann – Chất diệp lục có tác dụng gì?
Tôi thực sự ngưỡng mộ bác sĩ Ann Wigmore. Mỗi khi ngồi trước một ly nước ép mạ lúa mì, tôi đều cảm thấy như mình có quen biết bác sĩ Ann. Nước ép mạ lúa mì giúp tôi khỏe mạnh hơn. Tôi nợ bác sĩ Ann một cơ hội uống món này tại hợp tác xã địa phương của tôi. Nhờ bà mà khắp nơi trên thế giới người ta có thể uống nước ép mạ lúa mì và đón nhận vô số lợi ích mình có thể chữa bệnh của nó. Tôi thấy thật kinh ngạc với cái cách mà bác sĩ Ann Wigmore tiếp tục chạm vào cuộc đời chúng ta hàng thâp kỷ sau khi bà đã ra đi. Ngay cả khi nhiều người trong chúng ta chưa từng gặp bà hay nhé tới tên bà.
Bác sĩ Ann không chỉ nghiên cứu việc khả năng chữa bệnh tuyệt vời của mạ lúa mì một cách kỹ lưỡng mà bà còn phát triển và miêu tả tỉ mỉ quá trình sinh trưởng của mạ lúa mì trong các khay trồng tại nhà cũng như ở bất cứ địa điểm nào. Và tạo ra một loại máy ép nước mạ lúa mì rẻ tiền để làm cho loại thuốc tiên này có thể dễ dàng đến với mọi người.
Hẳn ai trong chúng ta cùng nhận thức rõ ràng bản thân nên ăn nhiều trái cây và rau củ hơn, tuy nhiên kể cả tiêu thụ hàm lượng khuyến cáo tối thiểu cũng có thể là thử thách đối với nhiều người. Trong Dinh Dưỡng Xanh, nhà tiên phong về chế độ ăn thực phẩm thô Victoria Boutenko giới thiệu một nguồn dinh dưỡng quý giá thường bị xem nhẹ: rau ăn lá. Với hàm lượng dưỡng chất và khoáng chất phong phú, rau ăn lá có giá trị vượt trội mọi loại rau củ khác.
Xuyên suốt cuốn sách là những thông tin chi tiết và mới nhất về lượng protein phong phú có trong rau ăn lá, lợi ích của chất xơ, vai trò của rau ăn lá trong cân bằng nội bộ, tầm quan trọng của axít dạ dày, tính kiềm hóa cơ thể của rau ăn lá, sức mạnh chữa lành của chất diệp lục, và nhiều kiến thức hữu ích khác. Đồng thời, Victoria Boutenko cũng đề xuất một phương án tiện lợi giúp chúng ta tiêu thụ đủ lượng rau ăn lá cần thiết. Đó là sinh tố. Thức uống đơn giản và dễ làm này mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, bất kể là bạn đang theo chế độ ăn chay, ăn thịt hay ăn thực phẩm thô. Sinh tố rau ăn lá loại bỏ độc tố, khắc phục tình trạng thiếu dinh dưỡng, hơn nữa lại vô cùng ngon miệng.
Sinh tố rau ăn lá sẽ thay đổi cảm nhận của bạn, và cả cách bạn cảm nhận về chính bản thân mình.
BỘT NƯỚC ÉP CỎ LÚA MÌ MUA Ở ĐÂU
Da’Farm – Nông trại chúng tôi đảm bảo cung cấp bột nước ép cỏ lúa mì theo tiêu chuẩn của Châu Âu:
– Được sản xuất từ 100% cỏ lúa mì tươi được trồng và thu hoạch tại trang trại Da’Farm.
– Sử dụng công nghệ sấy lạnh hiện đại tiêu chuẩn Châu Âu và công nghệ nghiền thực phẩm ở nhiệt độ thấp. Giúp bảo toàn các enzym và chất dinh dưỡng của rau củ.
– Không sử dụng phụ gia, không hóa chất bảo quản, không phẩm màu và không biến đổi gen.
Bột cỏ lúa mì mua ở đâu | Link mua sản phẩm
- Shoppee: https://shopee.vn/product/376444230/3989231567/
- Shopee: https://shopee.vn/product/376444230/12254154606/
- Website: http://dafarm.vn/san-pham/bot-co-lua-mi/
- Website: http://dafarm.vn/san-pham/bot-co-lua-mi-wheatgrass/
- Zalo: 0932 192 379